Tác dụng của lá sen khô là gì? Cách làm lá sen khô để uống tại nhà đơn giản

Tác dụng của lá sen khô là gì? Cách làm lá sen khô để uống tại nhà đơn giản

Lá sen không chỉ đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thuần khiết của nó, mà còn có công dụng tốt cho sức khỏe đến bất ngờ. Tác dụng của lá sen khô là gì? Hãy cùng AMA Medical Việt Nam khám phá những lợi ích không ngờ của lá sen qua bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của lá sen khô là gì?

Lá sen khô từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian, nhưng ít ai biết đến những công dụng này. Vì thế, hãy tìm hiểu ngay bên dưới:

Lá sen khô có công dụng giảm mỡ máu

Lá sen khô có tác dụng hạ mỡ máu
Lá sen khô có tác dụng hạ mỡ máu

Lá sen được ví quý hơn vàng, là “thần dược” không mất tiền mua, xuất hiện nhiều trong các phương thuốc, đặc biệt không thể không nhắc đến đó chính là: Hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ.

Có được công dụng “thần kỳ” này là bởi trong lá sen chứa hai nhóm chất chính là: Flavonoid và Alkaloid. Tuy nhiên, Flavonoid là nhóm chất đóng vai trò chủ đạo làm tăng chuyển hóa chất béo, giúp hạ mỡ máu, giảm mỡ thừa. 

Cụ thể, quercetin – một chất thuộc nhóm Flavonoid với chức năng điều hòa lipid máu, cải thiện tình trạng mỡ máu cao.

Cùng với quercetin, Catechin cũng là một chất có khả năng hạ mỡ máu cao thông qua hai cơ chế cộng tác: Phá vỡ cấu trúc của những gen mang lipid máu (SREBP-1c) và tăng sản sinh các gen có khả năng tiêu hủy lipid (HSL, ATGL).

Bên cạnh đó, nguyên lý hoạt động của một số chất chống oxy hóa như: Polyphenolic, các chất thuộc nhóm Alcaloid ức chế sự hình thành các gốc tự do, ngăn cản sự oxy hóa tế bào diễn ra, đặc biệt là tế bào gan. Vì thế, tế bào gan được tăng cường chức năng đào thải, tránh được tình trạng tích tụ, ứ đọng mỡ thừa trong cơ thể.

Xem thêm: Uống giấm gạo có giúp giảm cân không? Cách sử dụng giấm gạo hiệu quả

Tác dụng của lá sen khô giảm béo

Tác dụng của lá sen khô giảm béo
Tác dụng của lá sen khô giảm béo

Tác dụng giảm béo của lá sen khô được người đời lưu truyền từ xưa đến nay và được công nhận về hiệu quả. 

Đây là một phương pháp giảm cân bằng thiên nhiên vô cùng an toàn nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ giảm cân. Do đó, không chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào lá sen khô giảm cân mà còn kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp thì mới gia tăng hiệu quả trong quá trình thực hiện giảm cân.

Tác dụng của lá sen phơi khô trên sức khỏe

Xét dưới góc độ của Y học cổ truyền, hầu hết các bộ phận của sen đều trở thành dược liệu quý, có mặt trong các bài thuốc như: Củ sen, hoa sen, hạt sen, tâm sen…và đặc biệt là lá sen cũng là thảo dược quý, được vận dụng trong các phương thuốc. 

Và ngày nay, khi vừa bảo tồn giá trị của lá sen từ xưa, vừa vận dụng được những công nghệ hiện đại để phát triển trên cơ sở những tinh túy có trong lá sen, thì Y học hiện đại có cái nhìn rộng rãi hơn về lá sen. Từ đó, phát hiện ra nhiều công dụng tuyệt vời khác của lá sen với sức khỏe:

  • Ổn định huyết áp với những người huyết áp cao.
  • Lá sen giúp giảm stress, an thần, chống mệt mỏi, lo âu.
  • Có tác dụng cầm máu nên được dùng trong việc ngừa chảy máu cam, băng huyết, tiêu chảy ra máu.
  • Trà lá sen giúp giảm nóng trong, thanh nhiệt, giải độc.

Trà lá sen giảm béo

Trà lá sen giảm béo
Trà lá sen giảm béo

Thông tin về trà lá sen giảm béo được lan truyền ngày với tốc độ chóng mặt, ngày càng nhiều người áp dụng nhưng hiệu quả lại không hề cao như mong đợi. 

  • Công thức của trà lá sen giảm béo thường được kết hợp kèm với nhiều loại dược liệu quý khác: Thảo quyết minh, sơn tra, hà thủ ô. 
  • Lượng dùng: 10g lá khô hoặc 20-30g lá tươi.
  • Cách thực hiện: 
    • Bước 1: Đun nước sôi
    • Bước 2: Hãm trà bằng cách đổ nước sôi vào lá khô hoặc tươi đã chuẩn bị.
    • Bước 3: Lấy nước uống.
  • Lưu ý khi sử dụng:
    • Uống hàng ngày thay nước lọc.
    • Chỉ dùng 10 ngày trong mỗi đợt.
    • Mỗi năm chỉ dùng vài đợt, không sử dụng nhiều.
    • Thời điểm uống: Trước ăn 30 phút hay sau ăn 1 giờ để không ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

Sự thật về tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu cao của lá sen

Sự thật về tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu cao của lá sen
Sự thật về tác dụng giảm béo, hạ mỡ máu cao của lá sen

Rất nhiều ý kiến phản hồi rằng họ sử dụng lượng lớn lá sen nhưng không thấy khả quan trong việc hạ mỡ máu cao, giảm béo, dẫn đến việc ngờ vực về tin đồn này.

Để thanh minh cho loài dược liệu quý này, y học hiện đại chỉ ra lá sen có ích trong việc giảm cân, hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ nhưng tác dụng của nó không hề cao. 

Lý giải cho điều này, các chuyên gia chỉ rõ: Flavonoid có mặt trong lá sen là nhóm Polyphenol – một hợp chất rất ít tan trong nước. Chính vì vậy, trà lá sen hay nước lá sen đều mang tính sinh khả dụng thấp, khó hấp thu vào máu, dược chất không thể chiết kiệt hoàn toàn, đem lại hiệu quả thấp.

Để khắc phục cho tình trạng này, hiện lá sen được áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để có thể tận dụng tối đa dược chất có trong sen, áp dụng vào việc hỗ trợ sức khỏe cho con người. 

Xem thêm: [REVIEW] Thuốc Odistad 120 có giảm cân không? Tác dụng phụ, giá bán

Cách sử dụng lá sen khô

Sử dụng lá sen cũng là một nghệ thuật, bạn không thể dùng lá sen tùy thích mà mong muốn đạt hiệu quả được. Do đó, cần tuân theo những bước làm sau:

Chọn lá sen đúng chuẩn

Việc tưởng như thừa thãi nhưng lại vô cùng quan trọng. Lựa chọn khâu nguyên liệu ngay từ đầu sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm sau này. Sau đây sẽ là mẹo chọn lá sen dành cho các “tín đồ” dùng lá sen trong mục đích phục vụ mình:

  • Lá sen phải tươi, lành lặn, không quá non cũng không quá già.
Chọn lá sen đúng chuẩn
Chọn lá sen đúng chuẩn
  • Thời điểm thích hợp để lấy: Sáng sớm, khi trên mặt lá còn xuất hiện giọt nước. Đây chính là lúc lá sen được tinh khiết, sạch sẽ nhất.
  • Sen có thể thu hái bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, lời khuyên từ Đông Y cho rằng: Lá sen nên thu hái vào độ sen vừa ra hoa, cụ thể là từ tháng 7 đến tháng 9 vì đây là thời điểm các dưỡng chất có trong lá sen được tối đa nhất.

Sơ chế và phơi khô lá sen tươi

Sau công đoạn nghiêm ngặt về chọn lá, bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng chính là quá trình sơ chế và phơi khô sen:

  • Lá sen tươi sau khi thu hái cần rửa sạch.
  • Đem phơi khô ở nơi đón nắng, đón gió, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh.
  • Lưu ý: Không cần phơi quá khô.

Cắt nhỏ lá sen và hoàn thành sản phẩm

  • Sau khi đã được phơi khô, bạn dùng kéo cắt nhỏ từng lá thành mảnh có độ dài từ 2-3cm.
  • Cho toàn bộ mảnh nhỏ cắt được vào túi, bọc kín để dùng dần và bảo quản tốt, tránh không khí, vi khuẩn xâm nhập. 
Cắt nhỏ lá sen và hoàn thành sản phẩm
Cắt nhỏ lá sen và hoàn thành sản phẩm

Cách sử dụng lá sen khô

Với lá sen khô, chúng ta có hai cách sử dụng:

Hãm nước lá sen như pha trà

Để hãm lá sen rất đơn giản nhưng bạn nên ghi nhớ một lưu ý nho nhỏ rằng: Phải ngâm lá sen khô trước rồi mới bắt đầu hãm. Mục đích của việc này là làm cho lá sen khô nở ra, mềm hơn.

Đun nước lá sen

  • Với cách thực hiện này, bạn sẽ lược bỏ công đoạn ngâm lá nhưng thay vào đó, bạn cần phải rửa lá cho sạch.
  • Đun sôi nước rồi thả lá sen khô vào và chỉ đun 5-6 phút.
  • Rót nước vào ấm giữ nhiệt để uống dần. 
  • Chú ý: Với mỗi cách làm trên đều cho lượng 10g lá sen khô là đủ.
  • Nên uống hết trong ngày, không để dư sang hôm sau.

Cách nấu nước lá sen tươi

  • Tiêu chuẩn chọn lá: Lá sen bánh tẻ (không già, không non).
  • Quy trình:
    • Bước 1: Rửa sạch lá sen đã thu hái.
    • Bước 2: Cắt bỏ cuống: Vì cuống lá có vị đắng.
    • Bước 3: Cuộn lá như hình trụ rỗng hai đầu, thái nhỏ như sợi mì.
    • Bước 4: Cho những sợi sen đã cắt vào ấm và đổ nước sôi vào. Đổ bỏ phần nước đầu.
    • Bước 5: Đổ nước sôi vào, đợi các chất trong sen chiết ra trong 5-7 phút là dùng được.
Cách nấu nước lá sen tươi
Cách nấu nước lá sen tươi

Tác dụng phụ của lá sen

Lá sen nếu dùng sai cách hay quá nhiều sẽ xuất hiện tác dụng không mong muốn:

  • Mệt mỏi, mất trí nhớ.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây buồn nôn, nôn, đi ngoài.
  • Suy giảm chức năng sinh lý nếu dùng lượng cao.

Huyết áp thấp có uống được lá sen không?

Theo nguồn phân tích dược liệu đã chỉ ra: Trong lá sen có chứa 15 alcaloid, trong đó chất chiếm hàm lượng chủ yếu là nuciferin cùng những lượng chất nhỏ khác: Acid hữu cơ, tanin, vitamin C. 

Dưới góc độ Đông y, lá sen có vị đắng, tính bình, vào can tỳ vị. Như vậy, sen có tác dụng hạ huyết áp tốt. Do đó, lá sen không thích hợp dùng trên người huyết áp thấp. 

Đối tượng nào không nên dùng lá sen?

Dù lá sen trong Y học cổ truyền là một thảo dược quý, hảo hạng nhưng nó không phải dành cho tất cả. Vì vậy, những nhóm người sau không nên dùng lá sen:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Trong lá sen chứa một hàm lượng không hề thấp Alcaloid – nhóm chất này phần lớn là gây độc. Khi sử dụng lá sen lâu dài, đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều alcaloid, gây ra các triệu chứng: Mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập nhanh. Mặt khác, trong lá sen còn chứa những chất cảm ứng mạnh, kích thích tiêu hóa, làm quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, cơ thể hấp thu không đủ chất dinh dưỡng nên càng không thích hợp với phụ nữ có thai và cho con bú – nhóm người cần nhu cầu cao về dung nạp.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Trẻ em dưới 6 tuổi hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên nếu sử dụng có thể đẩy cao nguy cơ bệnh lý về đường tiêu hóa: Tiêu chảy, nôn.

Lưu ý khi sử dụng lá sen

  • Lá sen khô khi phơi theo phương pháp thủ công nếu không làm đảm bảo vệ sinh, bảo quản tốt rất dễ bị nấm, mốc vi khuẩn.
  • Nên sấy lạnh, không diêm sinh để giữ nguyên hoạt chất cũng như đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Không lạm dụng quá mức lá sen với liều lượng cao. 

Tác dụng của lá sen khô rất đa dạng và hiệu quả. Tuy nhiên, dùng lá sai sai cách tiềm ẩn  nhiều rủi ro nên hãy chú ý cẩn trọng trong quá trình sử dụng.

Tài liệu tham khảo

Pubmed: Anti-obesity effect of Nelumbo nucifera leaves extract in mice and rats

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Cập nhật: 16:02 - 19/02/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới