Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi và giải đáp trẹo chân bao lâu thì khỏi?

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi và giải đáp trẹo chân bao lâu thì khỏi?

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Trẹo chân là một trong những tổn thương phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp. Nó có thể khiến bạn thấy không thoải mái và khó khăn khi di chuyển. Vậy làm sao để có thể xử trí trẹo chân một cách nhanh chóng? Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Trẹo chân là gì?

Trẹo cổ chân hay còn có tên gọi khác là trật mắt cá chân hay lật  chân. Đây là một chấn thương kín có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau tùy theo tác động và cơ địa của từng người. Bạn có thể gặp tình trạng này khi có một số va chạm, ngã hoặc khi xảy ra tai nạn.

Trẹo cổ chân có thể dẫn tới căng và giãn dây chằng trên một hoặc nhiều dây chằng tại vị trí mắt cá. Mức độ này khá nhẹ và có thể tự điều chỉnh mà không cần tới bệnh viện. Lúc này, bệnh nhân có biểu hiện đau, sưng nhẹ vùng cổ chân khiến việc đi lại khó khăn hơn. 

Nhưng đôi khi bạn còn có thể bị trật khớp chân. Nó ở mức độ nặng hơn với các triệu chứng đau và nhức hơn ở nhiều dây chằng, thậm chí người bệnh không thể đi lại được. Vấn đề này nên được xử trí sớm bởi các nhân viên y tế có chuyên môn để đảm bảo an toàn cũng như giảm các triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân. 

Trẹo chân
Trẹo chân là gì?

Nguyên nhân gây trẹo chân

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra trẹo cổ chân. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do các chuyển động xoay và gập phần cổ chân. Bởi khi sự thay đổi động tác quá nhanh và liên tục sẽ tạo ra một áp lực lên các dây chằng ở cổ chân. Khi áp lực vượt quá mức có thể làm căng giãn dây chằng và nặng hơn có thể gây ra bong gân.

Trẹo cổ chân có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Khi bạn tham gia các trò chơi cần chạy từ bên này sang bên kia nhiều như quần vợt, tennis, cầu lông hay đá bóng,…
  • Trường hợp bạn tham gia một số trò chơi trượt băng hay ván trượt khiến dây chằng bị căng quá mức.
  • Trong hoạt động đi lại thường ngày do bị ngã hay trượt chân.
Hoạt động đi lại thường ngày do bị ngã hay trượt chân gây ra trẹo chân
Hoạt động đi lại thường ngày do bị ngã hay trượt chân gây ra trẹo chân
  • Tuổi tác lớn cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ và gân yếu và lỏng lẻo hơn. Do vậy, chúng cũng dễ bị tổn thương hơn. 
  • Khi đi giày cao gót cũng rất dễ bị trật chân do gót chân và mắt cá chân phải giữ thăng bằng trên một gót cao, nhỏ và yếu.

Phân loại các mức độ nghiêm trọng của trật chân

Người ra chia trật chân thành 3 mức độ từ nhẹ đến nặng tương ứng theo những tổn thương gặp phải và mức độ nguy hiểm. 

  • Cấp 1: Đây là tổn thương nhẹ nhất. Bệnh nhân chỉ chịu các tác động trên dây chằng ở mức thấp và cũng không ảnh hưởng đến các khớp.
  • Cấp 2: Trong trường hợp này, dây chằng bị giãn nhiều hơn và trở nên lỏng lẻo. Nếu xảy ra ở mức độ này, bạn cần đến trung tâm y tế để xử trí sớm.
  • Cấp 3: Mức độ tổn thương ở mức 3 là nặng nhất. Bệnh nhân không chỉ bị tác động ở vùng dây chằng mà còn ảnh hưởng đến khớp. Xung quanh mắt cá chân có thể xuất hiện vết bầm tím do máu tụ và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và khó có thể tự đi lại được. Lúc này, cần cố định tổn thương và có phương pháp xử trí kịp thời.

Cách chữa trẹo chân nhanh khỏi

Hầu hết các bệnh nhân bị trẹo chân không cần phẫu thuật. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xử lý tình trạng trẹo chân một cách nhanh chóng: 

Biện pháp không dùng thuốc

  • Đầu tiên người bệnh cần tạm dừng các hoạt động và nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh những tổn thương nặng hơn. 
  • Khi bị trẹo chân thì người ta sẽ dùng đá để chườm lạnh chứ không chườm nóng. Bởi chườm lạnh sẽ giúp các vết sưng giảm nhẹ và giảm khả năng xuất hiện các vết bầm tím trên da. Thời gian tốt nhất cho mỗi lần chườm là khoảng 15 – 30 phút tuỳ tình trạng vết thương. Bởi chườm quá lâu cũng có thể khiến da bị tổn thương lạnh và tái đi. Bạn cần đặt đá vào trong một tấm vải mỏng và không nên chà xát đá trực tiếp lên da. 
Khi bị trẹo chân thì người ta sẽ dùng đá để chườm lạnh
Khi bị trẹo chân thì người ta sẽ dùng đá để chườm lạnh
  • Xoa bóp cổ chân cũng là một cách xử lý hữu hiệu trong trường hợp này. Đây thực ra là dùng tác động cơ học để nắn lại vùng khớp hay dây chằng bị sai lệch vị trí. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp với các tình trạng nhẹ. Với trường hợp nặng nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để tránh các biến chứng có thể xảy ra, đặc biệt là viêm da.
  • Với các tổn thương không có biến chứng và bệnh nhân chỉ bị sưng mắt cá chân thì bác sĩ có thể áp dụng phương pháp nén quanh malleoli. Ngoài ra, có thể khuyến cáo và hướng dẫn người bệnh tập những bài tập nhẹ nhàng cải thiện sức khỏe, duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp.
  • Bạn cũng có thể dùng băng nẹp để cố định tổn thương cho bệnh nhân để tránh tình trạng vết thương nghiêm trọng hơn và đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
  • Bệnh nhân cần được kê chân cao hơn so với tim để tránh máu đến vị trí tổn thương và tụ lại. Bạn nên giữ tư thế này cho bệnh nhân càng sớm càng tốt và trong ít nhất 48 tiếng đầu tiên.

Biện pháp dùng thuốc điều trị

Đơn giản nhất để giảm nhẹ tình trạng đau của mình khi bị trẹo chân, bạn có thể tới ngay nhà thuốc mua các miếng dán giảm đau để có thể giảm nhẹ triệu chứng đau và sưng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, nếu tình trạng của bạn nặng, đau kéo dài và sử dụng thuốc không có hiệu quả thì ngay lập tức tới ngay cơ sở khám chữa bệnh để được can thiệp ngoại khoa hoặc sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm khác.

Sử dụng các thuốc NSAID để giảm đau, chống viêm
Sử dụng các thuốc NSAID để giảm đau, chống viêm

Bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc để giảm triệu chứng bệnh cho bệnh nhân như các thuốc chống viêm, giảm đau và giảm sưng phù (paracetamol, corticoid, NSAIDS, Alpha Choay…).

Bị trẹo chân bao lâu thì khỏi?

Tuỳ từng mức độ tổn thương và cơ địa người bệnh mà thời gian hồi phục của mỗi người là khác nhau. Thông thường, tình trạng này sẽ có cải thiện đáng kể sau hai tuần điều trị đầu tiên. Những tổn thương ở mức độ nhẹ có thể khỏi ngay sau đó vài giờ. Tuy nhiên, một số tổn thương nặng có thể mất tới 6 – 12 tuần mới có thể hồi phục. Một số khác có thể gặp tình trạng tái chấn thương sau khi điều trị khoảng một năm (tình trạng này xuất hiện ở 5 – 30% bệnh nhân bị trẹo chân).

Tài liệu tham khảo

1. Wikipedia: Trật mắt cá chân

2. Bệnh viện Hồng Ngọc: Chấn thương khớp cổ chân và 10 điều cần biết.

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 (1 Review)
Cập nhật: 23:24 - 15/03/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới