Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-20 tuổi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-20 tuổi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-20 tuổi theo tiêu chuẩn WHO

Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ 0-20 tuổi theo tiêu chuẩn WHO

Trong quá trình phát triển của trẻ, chiều cao, cân nặng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Ở các độ tuổi khác nhau, trẻ có những sự tăng trưởng và phát triển khác nhau. Vậy cân nặng và chiều cao đạt chuẩn của trẻ ứng với từng lứa tuổi là bao nhiêu? Hãy cùng AMA Medical Việt Nam tìm hiểu thêm về bảng chiều cao và cân nặng của trẻ qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ?

Chiều cao và cân nặng của trẻ cho biết điều gì?
Chiều cao và cân nặng của trẻ cho biết điều gì?

Từ khi còn trong bụng mẹ đến khi sinh ra và trưởng thành, thể chất của trẻ luôn thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau. Sự phát triển của trẻ trong những giai đoạn này rất quan trọng.

Nếu con bị suy dinh dưỡng, quá thấp còi hay bị béo phì đều sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc nắm bắt được chiều cao, cân nặng của trẻ để so sánh với bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng sẽ giúp các mẹ biết được bé nhà mình đang phát triển như thế nào để có sự điều chỉnh tốt nhất cho con.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ

Ở trẻ, sự phát triển về chiều cao và cân nặng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, chế độ sinh hoạt, vận động. Tuy nhiên ở các nước khác nhau, thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau. Vậy đối với nước ta thì như nào?

Yếu tố di truyền

Khi sinh ra trẻ sẽ được thừa hưởng gen của cả bố và mẹ, do đó yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, đối với nước ta thì yếu tố di truyền chỉ đóng một vai trò khoảng 23% ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Yếu tố về dinh dưỡng

Yếu tố dinh dưỡng chiếm đến 33% sự phát triển chiều cao của trẻ
Yếu tố dinh dưỡng chiếm đến 33% sự phát triển chiều cao của trẻ

Đây là một yếu tố quan trọng, chiếm đến 33% sự phát triển chiều cao của trẻ. Việc được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ sẽ giúp trẻ có đầy đủ dưỡng chất để phát triển một cách toàn diện về cả thể chất và tinh thần

Yếu tố về môi trường sống

Các yếu tố về môi trường sống như: giấc ngủ, vận động thể thao,.. Đây là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Việc ngủ đủ giấc với trẻ là rất cần thiết, đối với chiều cao việc ngủ đủ giấc chiếm tới hơn 10% việc phát triển chiều cao của trẻ.

Bên cạnh đó việc vận động thể thao thường xuyên cũng giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về thể chất. Một chế độ luyện tập hợp lý sẽ giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, chiều cao phát triển, cân nặng ổn định. Và các nghiên cứu đã chứng minh, tập luyện thể thao ảnh hưởng đến 20% chiều cao của trẻ.

Ngoài các yếu tố trên, thì còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như bệnh lý, sức khỏe của mẹ trong thai kỳ,…

Như vậy việc theo dõi chiều cao, cân nặng cho bé là cần thiết để các mẹ có thể tác động vào các yếu tố như dinh dưỡng và môi trường sống hợp lý để bé cao lớn, khỏe mạnh.

Bảng chiều cao, cân nặng cho bé từ 0 đến 24 tháng tuổi

Giai đoạn trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, nhất là khoảng thời gian 6 tháng đầu. Giai đoạn này, nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ sẽ tăng thêm 25cm trong 12 tháng đầu và 10cm trong 12 tháng tiếp theo. Việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết và có lợi cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện.

Chính vì vậy, mà các chỉ số về chiều cao cân nặng của trẻ được theo dõi rất chặt chẽ và kỹ lưỡng theo từng tháng tuổi.

Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi
Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng cho trẻ từ 2 đến 10 tuổi

Trong giai đoạn này, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ là từ 5 – 8cm một năm, cân nặng của trẻ cũng tăng từ từ. Trẻ trong độ tuổi này phát triển một cách ổn định.

Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi về chiều cao, cân nặng của bé đồng thời xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển tốt. Từ đó tạo bước đệm cho giai đoạn dậy thì.

Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 2 đến 10 tuổi
Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 2 đến 10 tuổi

Bảng chiều cao, cân nặng cho trẻ từ 11 đến 18 tuổi

Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, cũng là giai đoạn “ vàng” để trẻ phát triển về chiều cao và thể chất một cách toàn diện. Độ tuổi dậy thì sẽ có sự khác nhau giữa con trai và con gái, từ 10 – 16 tuổi đối với nữ và 12 – 18 tuổi đối với nam. 

Ở giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển chiều cao và cân nặng rất tốt nếu được chăm sóc và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thể dục thể thao hợp lý. Về chiều cao, trẻ trong giai đoạn này có thể tăng 8 – 12cm mỗi năm cho đến năm 20 tuổi.

 Do đó, việc chú ý đến chiều cao, cân nặng cho trẻ là rất cần thiết.

Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 11 đến 18 tuổi
Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 11 đến 18 tuổi

Nguyên tắc đo và tra cứu bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn

Cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ

– Đo chiều cao

  • Đối với trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi: Đo ở tư thế nằm

Mẹ nên đặt bé nằm ở những nơi bằng phẳng, không gồ ghề, chuẩn bị thước đo nếu là thước đo chuyên dụng sẽ đem lại độ chính xác cao hơn.

Khi đo, mẹ nên bỏ hết mũ, nón, giày, dép cho con, Cần hai người hỗ trợ đo cho bé, một người giữ đầu bé, người còn lại giữ thẳng chân bé, bàn chân thẳng đứng.

Với thước đo chuyên dụng, sau khi bé nằm ổn định, đầu chạm vào cạnh trên của thước đo, người giữ chân bé sẽ di chuyển thanh trượt di động áp vào chân bé rồi đọc số đo.

  • Đối với trẻ trên 2 tuổi: Đo ở tư thế đứng 

Để đo chiều cao cho bé, mẹ cần chuẩn bị thước dây, thước gỗ hoặc các loại thước cố định trên tường.

Khi đó chiều cao cho trẻ, các mẹ cần để bé đứng thẳng, người áp sát vào tường, hai tay xuôi hai bên, mắt nhìn thẳng, bỏ hết mũ, nón, giày dép. Sau đó, mẹ sử dụng thước hoặc tấm bảng mỏng để áp sát đỉnh đầu bé, vuông góc với thước đo và đọc chỉ số chiều cao của trẻ.

– Đo cân nặng

Đo cân nặng cho trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ nằm lên cân
Đo cân nặng cho trẻ sơ sinh bằng cách cho trẻ nằm lên cân

Các mẹ có thể sử dụng cân đồng hồ hoặc cân điện tử để cân cho bé. Với cân điện tử sẽ có độ chính xác cao, tránh sai kết quả đo. Bé bước lên cân, sau khi cân ổn định thì đọc kết quả.

Đối với trẻ sơ sinh, thì nên dùng cân chuyên dụng cho bé, để đặt bé nằm lên an toàn.

Trước khi đo, bé nên cởi bỏ áo khoác, giầy dép, những vật có trọng lượng nặng trên cơ thể để khi cân mang lại kết quả chính xác nhất.

Cách đọc bảng tiêu chuẩn chiều cao cân, nặng

Các mẹ nhìn vào cột tháng tuổi/ tuổi, sau đó chọn cột phù hợp với độ tuổi của bé. Tiếp theo, mẹ gióng theo hàng ngang tìm số liệu về chiều cao, cân nặng phù hợp giới tính của trẻ. Khi nhìn vào bảng dữ liệu, ta có các thông số -2SD, TB, +2SD ứng với mỗi phần chiều cao, cân nặng của mỗi độ tuổi. Trong đó:

  • TB là Trung bình: Thể hiện trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
  • – 2SD (Chỉ số dưới): Nếu trẻ có chiều cao cân nặng thấp hơn mức này, trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc thấp còi.
  • + 2SD (Chỉ số trên) : Nếu trẻ có chiều cao cân nặng cao hơn mức này, trẻ đang mắc chứng béo phì hoặc quá cao.

Kết hợp giữa bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn và các phương pháp đánh giá khác.

Trên thực tế, chiều cao, cân nặng của mỗi trẻ là khác nhau, do đó có thể sử dụng các phương pháp khác kết hợp cùng bảng chiều cao, cân nặng của để đánh giá xem mức độ phát triển của trẻ.

Một trong những chỉ số được sử dụng thông dụng đó là BMI – chỉ số khối cơ thể. Công thức tính: BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (mét). 

Đối với những người dưới 20 tuổi, do trẻ đang trong độ tuổi phát triển nên có sự thay đổi theo hằng năm và phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi. Do đó, chỉ số BMI ở trẻ được hiểu là so sánh tương đối với trẻ cùng giới tính và độ tuổi như biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ chỉ số BMI của bé nam dưới 20 tuổi
Biểu đồ chỉ số BMI của bé nam dưới 20 tuổi
Biểu đồ chỉ số BMI của trẻ từ 2 đến 20 tuổi
Biểu đồ chỉ số BMI của bé gái dưới 20 tuổi

Đối với người lớn hơn 20 tuổi, chỉ số BMI cũng được tính tương tự và kết quả trả về được dùng để so với bảng sau:

BMI

Tình trạng

BMI < 18.5

Nhẹ cân

18.5 ≤ BMI ≤ 24.9

Bình thường

BMI = 25

Thừa cân

25 < BMI ≤ 29.9

Tiền béo phì

30 ≤ BMI ≤ 34.9

Béo phì độ I

35 ≤ BMI ≤ 39.9

Béo phì độ II

BMI = 40

Béo phì độ III

Một số lưu ý khi phát triển chiều cao, cân nặng toàn diện, đạt chuẩn cho trẻ

Như đã nêu ở phần trên, thì yếu tố di truyền chỉ chiếm một phần trong việc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và đây cũng là yếu tố khó tác động vào. Bên cạnh đó các yếu tố về dinh dưỡng và môi trường sống của trẻ lại chiếm phần nhiều hơn và tác động dễ dàng hơn.

Có 3 giai đoạn trẻ sẽ tăng trưởng, phát triển rất nhanh về thể chất đặc biệt là chiều cao mà phụ huynh cần quan tâm chăm sóc dinh dưỡng thật tốt cho trẻ: Thời kỳ trong bào thai, dưới 3 tuổi và tiền dậy thì – dậy thì.

Ngay từ khi trẻ còn trong thời kỳ bào thai, mẹ cần tăng khoảng 10 – 12kg và uống sữa, có chế độ ăn uống, vận động hợp lý để khi sinh ra trẻ đạt đủ cân nặng và chiều cao theo chỉ tiêu.

Bước vào những thời kỳ tăng trưởng quan trọng của trẻ, các bậc phụ huynh nên theo dõi kỹ lưỡng sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé, có những sự điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho bé phát triển tốt nhất.

Về mặt dinh dưỡng, các mẹ nên cho bé ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Ở những độ tuổi sau nên cho trẻ uống sữa để phát triển cao lớn, khỏe mạnh hơn. Cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp với bé với từng độ tuổi và uống với liều lượng hợp lý.

Về môi trường sống, các mẹ nên tạo cho trẻ một thời gian biểu hợp lý để trẻ được ngủ đủ giấc, có thời gian vận động, vui chơi thức đẩy trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí não.

Sự chăm sóc, quan tâm của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy quan tâm hơn nữa đến sự tăng trưởng của trẻ, giúp trẻ xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực để trẻ có sự phát triển tốt nhất trong độ tuổi của mình. Xin chân thành cảm ơn!

3.7/5 - (4 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)
Cập nhật: 18:54 - 30/12/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới