Thuốc Vizicin 125 có tác dụng gì? Liều lượng, cách dùng, Giá bao nhiêu?
Thuốc Vizicin 125 là gì? Vizicin 125 Azithromycin 125mg là như thế nào? Bài viết sau đây AMA Medical Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về Vizicin 125: Giá thuốc Vizicin 125, tác dụng, liều dùng.
Thuốc Vizicin 125 là gì?
Thuốc Vizicin 125 là thuốc thuộc nhóm kháng sinh diệt khuẩn, với hàm lượng hoạt chất chính là Azithromycin 125mg.
Thông tin về thuốc Vizicin 125
- Nhóm thuốc: Kháng sinh diệt khuẩn Macrolid.
- Dạng bào chế: Thuốc bột pha hỗn dịch uống.
- SĐK: VD-22344-15
- Nhà sản xuất: Hasan-Dermapharm.
- Quy cách: 30 gói x 1,5g và 6 gói x 1,5g.
Tham khảo thêm: Danzym 10mg có tác dụng gì? Cách dùng, giá bán và những lưu ý khi sử dụng
Thành phần của thuốc Vizicin 125
Vizicin chứa hoạt chất chính Azithromycin 125 dưới dạng dược dụng là: Azithromycin dihydrat.
Azithromycin dihydrat: 131 mg, trong đó hoạt chất nguyên của Azithromycin là 125mg.
Cùng với các tá dược thích hợp để bào chế thành công hỗn dịch thuốc:
- Saccharose
- Natri saccharin
- Tinh bột ngô
- Hương mùi cam
- PEG
Giá thuốc Vizicin 125
Vizicin 125 được lưu hành trên thị trường chủ yếu theo dạng đóng gói: Một hộp 6 gói. Giá của hộp này là 80.000 đồng/hộp.
Tác dụng của Vizicin 125
Vizicin 125 gồm hoạt chất chính là Azithromycin – một thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid thế hệ 2.
Azithromycin với cơ chế tác dụng lên vi khuẩn bằng việc ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phần 50S của ribosom.
Với phổ tác dụng rộng ở mức trung bình nên Vizicin 125 có thể diệt được một số vi khuẩn nhóm Gram (+): Tác dụng tốt trên Gram(+) như cầu khuẩn, trực khuẩn.
Tác dụng được trên vi khuẩn Gram(-) và một số vi khuẩn khác: Xoắn khuẩn.
Ngoài ra, Azithromycin có nhiều ưu điểm hơn hẳn những thuốc cùng nhóm Macrolid:
- Bền với acid dịch vị của dạ dày.
- Nâng cao sinh khả dụng: Cải thiện tốc độ, mức độ hấp thu thông qua đường uống.
- Thời gian tác dụng kéo dài lâu hơn Erythromycin (thuốc cùng nhóm): 40-50h.
- Và Azithromycin có cấu trúc 15C, khác với các macrolid 14C ở chỗ: Azithromycin không ức chế enzym CYP 450.
- Tuy nhiên, Azithromycin vẫn bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong quá trình hấp thu, chuyển hóa và thải trừ.
Công dụng của Vizicin 125
Vizicin 125 hay Azithromycin 125 có khả năng diệt khuẩn tốt, phổ rộng hơn, mở rộng trên cả Gram(-) và vi khuẩn đường ruột. Cụ thể, Azithromycin có công dụng:
Điều trị các trường hợp về nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các vi khuẩn: Haemophilus influenzae – vi khuẩn Gram(-) gây viêm phế quản cấp, cầu khuẩn, trực khuẩn gram(+).
- Nhiễm khuẩn do tổn thương, vết thương hở: Chốc lở, mụn nhọt, nhiễm trùng.
- Điều trị nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (Ngoại trừ lậu cầu) bởi vi khuẩn Gram(-): Neisseria gonorrhoeae.
Tham khảo thêm: [Review] Tendoactive có tốt cho người bị bong gân, viêm gân không?
Chỉ định của Vizicin 125
Vizicin 125 được dùng trong các trường hợp:
- Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp.
- Điều trị nhiễm khuẩn ở các tổ chức mềm của cơ thể hay trên da: Lở loét.
- Dùng trên người bị dị ứng với penicillin để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc.
Cách sử dụng Vizicin 125
Sử dụng Vizicin 125 đúng chuẩn như sau:
Cách sử dụng
- Do dạng bào chế là thuốc bột nên trước khi dùng, bạn cần phải hòa vào nước ấm, khuấy đều rồi uống.
- Thời điểm uống: Trước ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn tối thiểu 2 giờ vì Azithromycin có trong thuốc bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Liều dùng: Liều dùng được phân loại theo mức độ bệnh và đối tượng cần sử dụng:
Người lớn:
- Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên – dưới và những nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương:
- Những ngày đầu: Liều lượng 500mg/ngày.
- Về sau (Sau 4 ngày) giảm liều: 250mg/ngày.
- Điều trị lây nhiễm qua đường tình dục: Liều duy nhất với liều lượng 1g.
Trẻ em (6 tháng tuổi – 12 tuổi):
- Ngày đầu: 10mg/1kg thể trọng/lần/ngày.
- 4 ngày tiếp: 5mg/kg/lần/ngày.
Tham khảo thêm: Thuốc Flexen gel là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, giá bao nhiêu?
Lưu ý khi sử dụng Vizicin 125
Các đối tượng: Người già, người bị suy gan, suy thận cấp độ nhẹ không cần thay đổi liều lượng dùng.
Thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân bị suy gan, suy thận ở mức độ nặng: Cần hiệu chỉnh liều lượng dùng.
Có nguy cơ bội nhiễm và viêm đại tràng màng giả.
Thận trọng dùng trên phụ nữ có thai và đang cho con bú vì chưa kiểm định thuốc có đi qua hàng rào nhau thai hay sữa mẹ không. Nếu muốn dùng cho nhóm đối tượng này, cần nghe sự tư vấn từ bác sĩ điều trị.
Chống chỉ định
Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bao gồm cả các tá dược.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Tác dụng không mong muốn khi dụng Vizicin 125
Thường gặp trên đường tiêu hóa bởi kháng sinh Azithromycin 125 có khả năng diệt khuẩn nhưng không mang tính chọn lọc, vì thế thuốc này diệt luôn các vi khuẩn có lợi trên đường ruột, gây ra triệu chứng: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn. Các triệu chứng này sẽ hết khi dùng thuốc hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần kết hợp với các lợi khuẩn để cung cấp lượng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhằm giữ lại cân bằng về các yếu tố bảo vệ.
Gây giảm thính lực, thị lực: Mờ mắt, hoa mắt.
Tác động lên thần kinh gây: Mệt mỏi, chóng mặt.
Nếu có các biểu hiện trên, cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Tương tác thuốc
Khi dùng hoạt chất Azithromycin cùng với nhóm thuốc sau sẽ xảy ra tương tác thuốc:
- Thuốc có chứa Theophylin: Khi sử dụng kết hợp cần chú ý đến nồng độ Theophylin có trong cơ thể.
- Sử dụng cùng với nhóm thuốc kháng acid trong điều trị viêm loét dạ dày: Sử dụng Vizicin 125 trước 1 giờ hoặc sau 2 giờ khi dùng cùng với nhóm kháng acid.
- Rifabutin: Vizicin khi phối hợp gây giảm bạch cầu trung tính.
Tương tác với thức ăn, đồ uống
Vizicin do bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên dùng khi no thì tính sinh khả dụng của thuốc bị giảm lên đến 50%.
Không được sử dụng phối hợp với dẫn chất của nấm cựa gà vì gây ra tình trạng ngộ độc.
Trên đây là những thông tin cần thiết về Vizicin 125 – kháng sinh mới có công dụng diệt khuẩn tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý và tuân thủ chặt chẽ chỉ định khi sử dụng thuốc này.
Tài liệu tham khảo
1. Tờ thông tin sản phẩm tra tại Drugbank chính thống của Bộ Y tế, link: https://drugbank.vn/thuoc/Vizicin-125&VD-22344-15
2. Tài liệu slide bộ môn Hóa Dược 2 – Trường Đại học Dược Hà Nội.