Thuốc Spobet 100mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng, Cách dùng

Hình ảnh: Thuốc Spobet

Thuốc Spobet 100mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Tác dụng, Cách dùng

Hình ảnh: Thuốc Spobet

Có rất nhiều loại bệnh do nấm gây ra mà có thể chúng ta không biết. Tuy nhiên nếu nhận biết được bệnh nhanh chóng và có phương pháp điều trị hợp lý thì bệnh có thể cải thiện một cách nhanh chóng. Spobet 100mg là một trong các thuốc để điều trị các bệnh do nấm gây ra. Vậy Spobet 100mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có tác dụng gì? Hãy theo dõi bài viết của AMA Medical Việt Nam để biết thêm các thông tin về sản phẩm.

Spobet là thuốc gì?

Thuốc Spobet kháng nấm
Thuốc Spobet kháng nấm

Spobet [1] là thuốc được dùng để điều trị một số bệnh do nấm gây ra như nấm âm đạo, nấm móng tay, móng chân, nấm phổi.

Thuốc có xuất xứ từ Romania, được sản xuất bởi Công ty S.C.Slavia Pharma S.R.L và được đăng ký bởi Công ty TNHH Dược phẩm DO HA có địa chỉ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Số đăng ký: VN-14580-12

Dạng bào chế: Viên nang.

Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ, mỗi vỉ 5 viên.

Spobet là thuốc bán theo đơn, do đó chỉ dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ.

Spobet 100mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc Spobet 100mg có giá bán là 750.000 VNĐ/ 1 Hộp/ 6 Vỉ.

Spobet hiện được bán tại Nhà thuốc Việt Pháp 1. Nhà thuốc có địa chỉ tại: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ). Bạn có thể mua thuốc trực tiếp khi mang theo đơn bác sĩ đã kê. 

Ngoài ra, nếu còn câu hỏi về thông tin thuốc, bạn hãy liên hệ đến hotline 0962.260.002 – 0974.360.996 để được giải đáp miễn phí.

Thành phần 

Thành phần hoạt chất thuốc
Thành phần hoạt chất thuốc

Mỗi viên nang cứng Spobet có chứa thành phần chính là Itraconazol với hàm lượng là 100mg.

Ngoài ra còn có một số thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên nang.

Spobet có tác dụng gì?

Itraconazol là một triazol tổng hợp, nó có tác dụng chống lại các loại nấm Candida, Aspergillus spp., Blastomyces, Histoplasma, Coccidioides, Cryptococcus, Sporotrichosis spp. Nó có tác dụng chống nấm là nhờ cơ chế ức chế các enzym phụ thuộc Cytochrom P450 của nấm làm nó ức chế tổng hợp ergosterol gây rối loạn chức năng màng và các enzym liên kết màng, từ đó làm gián đoạn quá trình tổng hợp màng của nấm và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào nấm.

Nấm cũng sinh ra cơ chế đề kháng để chống lại các thuốc chống nấm. Tỷ lệ kháng thuốc có thể thay đổi theo địa lý và thay đổi theo thời gian với các loài, đặc biệt là khi nhiễm trùng nặng thì khả năng kháng thuốc sẽ cao hơn. Do đó cần sử dụng thận trọng, không tự ý sử dụng thuốc để tránh được nguy cơ kháng nấm có thể xảy ra.

Chỉ định của Spobet 100mg

Spobet dùng trong các trường hợp nhiễm nấm tại móng, âm đạo...
Spobet dùng trong các trường hợp nhiễm nấm tại móng, âm đạo…

Spobet 100mg được dùng cho các đối tượng sau:

  • Nhiễm nấm Candida ở âm đạo.
  • Nhiễm nấm Candida ở miệng – họng.
  • Nhiễm nấm da do các vi sinh vật nhạy cảm với Itraconazol như Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidermophyton floccosum gây ra các bệnh nấm da chân, da kẽ tay…
  • Mắc bệnh lang ben.
  • Nhiễm nấm móng chân, móng tay.
  • Nhiễm nấm Blastomyces gây nhiễm nấm phổi và ngoài phổi.
  • Nhiễm nấm Histoplasma gây bệnh mạn tính ở khoang phổi hoặc bệnh nấm rải rác.
  • Nhiễm nấm Aspergillus phổi và ngoài phổi đã bị dung nạp hoặc kháng Amphotericin B.
  • Phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát ở những bệnh nhân AIDS.
  • Phòng nhiễm nấm khi mắc bệnh mà có bạch cầu trung tính giảm kéo dài mà cách điều trị thông thường không có hiệu quả.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng

Uống thuốc cùng với một ly nước vừa đủ ngay sau bữa ăn. Uống nguyên viên, không nhai hay cắt viên.

Liều dùng

Thuốc kê đơn Spobet
Thuốc kê đơn Spobet

Một số bệnh nấm có thể điều trị ngắn ngày, tuy nhiên một số khác thì cần điều trị dài ngày hoặc có bệnh cần phải điều trị duy trì. Do đó, liều dùng phụ thuộc vào từng loại bệnh và tình trạng bệnh của từng người. Hãy tuân theo liều lượng mà bác sĩ đã kê cho bạn.

Dưới đây là liều tham khảo:

Điều trị ngắn ngày:

  • Nhiễm nấm Candida âm đạo: 200mg x 2 lần/ngày, dùng trong 1 ngày hoặc 200mg x 1 lần/ngày, dùng trong 3 ngày.
  • Nhiễm nấm Candida miệng – họng: 100mg x 1 lần/ngày, ngày uống 1 lần và uống trong 15 ngày. 
  • Bệnh nấm da: 100mg x 1 lần/ngày và uống trong 15 ngày. Với những bệnh nhân mà vùng nhiễm nấm bị sừng hóa cao thì cần điều trị thêm 15 ngày.
  • Bệnh lang ben: 200mg x 1 lần/ngày và uống trong 7 ngày.

Điều trị dài ngày: thường áp dụng khi nhiễm nấm toàn thân và cần điều trị phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và từng loại nấm.

  • Bệnh nấm móng: 200mg x 1 lần/ngày và uống trong vòng 3 tháng.
  • Bệnh nấm do Blastomyces hoặc do Histoplasma: 200mg/lần, uống 1-2 lần/ngày và cần sử dụng trong 8 tháng.
  • Bệnh nấm do Aspergillus: 200mg x 1 lần/ngày và uống trong vòng 2-5 tháng. Trong trường hợp bệnh lan tỏa có thể tăng lên liều 200mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Phòng nhiễm nấm tiềm ẩn tái phát ở bệnh nhân AIDS: 200mg/lần x 1 lần/ngày.
  • Dự phòng khi có bạch cầu trung tính giảm: 200mg/lần x 1 lần/ngày.

Thông thường, hiệu quả lâm sàng thường đạt được tối ưu đối với các nhiễm trùng da là sau 1-4 tuần sau khi ngừng điều trị, đối với nhiễm trùng móng là 6-9 tháng sau khi ngừng điều trị bởi vì sự đào thải Itraconazol khỏi da và móng tay chậm hơn từ huyết tương.

Các đối tượng đặc biệt:

  • Người cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi dùng liều tương tự với liều của người bình thường.
  • Trẻ em: Chưa có dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn của Itraconazol trên đối tượng trẻ em, do đó việc sử dụng Spobet không được khuyến cáo cho các đối tượng này trừ khi lợi ích đem lại nhiều hơn so với nguy cơ tiềm ẩn.
  • Bệnh nhân suy gan: Itraconazol được chuyển hóa chủ yếu qua gan. Do đó có thể theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương và hiệu chỉnh liều nếu cần thiết trên bệnh nhân suy gan.
  • Bệnh nhân suy thận: Có thể theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương và cần chỉnh liều nếu cần thiết trên bệnh nhân suy thận.

Xử trí khi quên liều, quá liều

Thuốc Spobet chính hãng
Thuốc Spobet chính hãng

Quên liều

Khi quên 1 liều thuốc, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời điểm nhớ ra gần với thời điểm dùng liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo đúng như thời điểm uống hàng ngày. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Quá liều

Chưa có dữ liệu về việc sử dụng quá liều Itraconazol. Tuy nhiên trong vòng giờ đầu tiên sau khi uống quá liều có thể tiến hành rửa dạ dày ngay hoặc có thể cho uống than hoạt nếu thích hợp.

Khi xuất hiện các triệu chứng của việc quá liều, hãy điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp hỗ trợ. Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho Itraconazol và cũng không thể loại bỏ nó bằng thẩm tách máu.

Spobet có hiệu quả không?

Để biết được Spobet có tốt không, hãy tìm hiểu về mức độ hiệu quả cũng như độ an toàn của Itraconazol trong điều trị các bệnh về nấm.

Itraconazol đã được thực hiện qua nhiều các thử nghiệm lâm sàng và cho thấy được hiệu quả của nó trong việc điều trị một số bệnh do các loại nấm gây ra.

Một nghiên cứu quan sát tiền cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của Itraconazol trong bệnh phổi mãn tính gây ra do Aspergillus. Itraconazol [2] được chứng minh là vượt trội hơn so với điều trị hỗ trợ tiêu chuẩn đơn thuần trong việc ổn định các trường hợp mắc bệnh phổi mãn tính do Aspergillus. Tuy nhiên, trong các bệnh nhân của nghiên cứu thì có ghi nhận 8 bệnh nhân trong nhóm điều trị Itraconazol gặp tác dụng ngoại ý nhưng không có trường hợp nào nghiêm trọng hoặc phải ngừng sử dụng thuốc nghiên cứu.

Cũng có một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện để đánh giá về độ hiệu quả và độ an toàn của Itraconazon trong điều trị dài hạn bệnh nấm móng. Và kết quả cho thấy rằng Itraconazol [3] cũng có hiệu quả như Griseofulvin trong điều trị nấm móng và Itraconazol còn tiếp tục cải thiện được tình trạng bệnh sau khi ngừng điều trị.

Một nghiên cứu mù đôi, so với giả dược được thực hiện để xác định xem liệu trình 2 tuần dùng Itraconazol đường uống có cải thiện được tình trạng nhiễm nấm da và lang ben không, đồng thời cũng xác định độ an toàn của Itraconazol. Kết quả cho thấy Itraconazol 100mg x 1 lần/ngày là một hoạt chất hiệu quả để điều trị nấm da và lang ben và tỷ lệ tác dụng phụ cũng thấp hơn so với nhóm giả dược.

Chống chỉ định

Mặt trên hộp thuốc
Mặt trên hộp thuốc

Không dùng Spobet cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc có tiền sử mẫn cảm với Itraconazol, các azol khác hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Bệnh nhân đang sử dụng một trong các thuốc sau: Các thuốc làm kéo dài khoảng QT như Astemizol, Cisaprid, Mizolastin, Quinidin, Terfenadin; các thuốc ức chế HMG-CoA reductase như Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin; Triazolam dạng uống; Midazolam dạng uống.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ có ý định mang thai và phụ nữ cho con bú.

Tác dụng phụ 

Cũng giống với các thuốc khác, Spobet có thể gây ra một số các tác dụng không mong muốn trên người dùng nhưng không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ này. 

Triệu chứng phổ biến nhất thường gặp khi sử dụng Spobet là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa hoặc có thể gây nhức đầu, chóng mặt, phát ban.

Ngoài ra cũng có thể gặp một số các tác dụng phụ nặng hơn nhưng hiếm gặp như các phản ứng dị ứng, rối loạn kinh nguyệt hoặc tăng men gan.

Khi gặp bất cứ các triệu chứng hoặc dấu hiệu nào bất thường, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có được tư vấn kịp thời và hợp lý.

Spobet thuốc có dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú không?

Không dùng Spobet cho phụ nữ đang mang thai
Không dùng Spobet cho phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ có thai

Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra độc tính của Itraconazol đối với sinh sản. Một số trường hợp trên lâm sàng đã được ghi nhận cho thấy có bất thường bẩm sinh bao gồm các dị tật về xương, đường tiết niệu, tim mạch, nhãn khoa.

Do đó không được dùng Spobet cho phụ nữ mang thai trừ những trường hợp đe dọa tính mạng mà lợi ích cho người mẹ lớn hơn nguy cơ có thể gây hại cho thai nhi.

Phụ nữ có dự định mang thai

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mà dùng viên nang Itraconazol thì nên sử dụng các biện pháp tránh thai và cần tiếp tục tránh thai cho đến khi có kinh sau khi kết thúc sử dụng Itraconazol.

Phụ nữ cho con bú

Một lượng nhỏ Itraconazol được bài tiết qua sữa mẹ, do đó trước khi dùng cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi cho con bú. Để đảm bảo an toàn, không nên cho con bú khi sử dụng Spobet.

Ảnh hưởng của thuốc Spobet đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không có nghiên cứu hay dữ liệu nào đánh giá về ảnh hưởng của Itraconazol đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, khi sử dụng, người dùng cần lưu ý đến các tác dụng phụ có thể xảy ra gây chóng mặt, rối loạn thị giác có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc

Spobet có thể ảnh hưởng đến tác dụng 1 số thuốc
Spobet có thể ảnh hưởng đến tác dụng 1 số thuốc

Một số các tương tác thuốc có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của Spobet hoặc ngược lại Spobet làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc khác. Do đó, trước khi sử dụng Spobet, hãy thông báo với bác sĩ các thuốc bạn đang sử dụng để có thể tránh được những bất lợi có thể xảy ra.

Các thuốc làm ảnh hưởng đến sự hấp thu Itraconazol: 

  • Các thuốc làm giảm acid dạ dày như các thuốc trung hòa acid (nhôm hydroxyd, magie hydroxyd), thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm sự hấp thu Itraconazol và làm giảm hiệu quả của Itraconazol nếu dùng đồng thời. 
  • Trong trường hợp cần sử dụng cả 2 thuốc, các thuốc làm giảm acid dạ dày nên được dùng ít nhất 2 giờ sau khi uống Spobet.

Các thuốc làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của Itraconazol: 

  • Do Itraconazol được chuyển hóa chủ yếu qua CYP3A4, do đó các thuốc cảm ứng enzym như Rifampicin, Rifabutin, Phenytoin…có thể làm giảm sinh khả dụng của Itraconazol và làm giảm hiệu quả của thuốc. 
  • Các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 như Indinavir, Clarithromycin, Erythromycin có thể làm tăng sinh khả dụng của Itraconazol.

Ảnh hưởng của Itraconazol với sự chuyển hóa của các thuốc khác:

  • Itraconazol là chất ức chế sự chuyển hóa của các thuốc được chuyển hóa qua hệ thống enzym Cytochrom P450 3A. Điều này có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của các thuốc khác và có thể gây ra các tác dụng phụ của các thuốc đó.
  • Sau khi ngừng điều trị bằng Itraconazol, nồng độ của thuốc trong huyết tương sẽ giảm dần tùy thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Do đó nếu dùng chung các thuốc thì cần xem xét đến tác dụng ức chế của Itraconazol.
  • Terfenadin, astemizol, cisaprid có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương và có thể dẫn đến loạn nhịp tim nếu sử dụng đồng thời cùng Itraconazol. Do đó chống chỉ định dùng các thuốc này với nhau.
  • Các thuốc Diazepam, Midazolam, Triazolam dạng uống không được dùng chung cùng với Itraconazol. Nếu Midazolam được tiêm tĩnh mạch trong tiền mê để phẫu thuật thì cần theo dõi một cách thận trọng vì có thể kéo dài tác dụng an thần.
  • Dùng đồng thời Itraconazol cùng với Warfarin sẽ làm tăng tác dụng chống đông. Khi dùng cùng cần theo dõi thời gian prothrombin để giảm liều nếu cần thiết.
  • Cẩn trọng khi dùng đồng thời Itraconazol với các thuốc chẹn kênh canxi vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc suy tim mạn tính, có thể gây phù hoặc ù tai. Nếu cần sử dụng thì cần phải giảm liều.
  • Itraconazol có thể làm tăng nồng độ các thuốc hạ cholesterol máu nhóm ức chế HMG-CoA reductase như Lovastatin, Atorvastatin, Simvastatin, Pravastatin…Việc này có thể làm tăng nguy cơ viêm cơ hoặc gây ra các bệnh về cơ. Do đó nếu cần phải điều trị nấm toàn thân bằng Itraconazol thì nên tạm ngừng các thuốc hạ cholesterol máu.
  • Nồng độ trong huyết tương của Digoxin sẽ tăng nếu dùng cùng Itraconazol, do đó cần phải theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh liều sao cho phù hợp.
  • Sử dụng Itraconazol cùng các thuốc điều trị đái tháo đường đường uống có thể gây hạ đường huyết nghiêm trọng. Nếu sử dụng đồng thời các thuốc này với nhau, có thể cần điều chỉnh các thuốc điều trị đái tháo đường.

Ngoài ra cũng cần thận trọng, theo dõi nồng độ và có thể cần điều chỉnh liều khi sử dụng đồng thời với Itraconazol như các thuốc ức chế protease, một số chất chống ung thư, một số glucocorticoid…

Lưu ý khi sử dụng

  • Không nên dùng Itraconazol cho bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc bệnh nhân có tiền sử suy tim sung huyết trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ một cách rõ ràng. 
  • Ảnh hưởng của thuốc trên gan: Rất hiếm trường hợp nhiễm độc gan nghiêm trọng xảy ra khi sử dụng Itraconazol. Hầu hết các trường hợp nhiễm độc gan xảy ra liên quan đến những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan hoặc đang dùng các thuốc gây độc cho gan khác. Do đó khi điều trị bằng Itraconazol, bệnh nhân nên được theo dõi chức năng gan. Nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu nào gợi ý viêm gan như chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau bụng, nước tiểu sẫm màu thì hãy thông báo ngay với bác sĩ. Những bệnh nhân này nên ngừng thuốc ngay và được tiến hành kiểm tra gan. Những bệnh nhân bị tăng men gan hoặc đang mắc bệnh gan hoặc đã từng nhiễm độc với gan do các thuốc khác thì không nên điều trị bằng Spobet trừ khi lợi ích vượt quá nguy cơ gây tổn thương gan.
  • Trên một số bệnh nhân bị ức chế miễn dịch như bị bệnh AIDS hoặc bệnh giảm bạch cầu trung tính hoặc sau khi cấy ghép nội tạng thì sinh khả dụng đường uống của Itraconazol có thể bị giảm.
  • Không dùng viên nang Spobet cho những bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân đe dọa tính mạng ngay lập tức vì thuốc hấp thu chậm hơn so với đường tiêm.
  • Trong nhiễm nấm Candida toàn thân nghi do Candida kháng fluconazol thì cần kiểm tra độ nhạy cảm với Itraconazol trước khi điều trị vì nó cũng có thể không nhạy cảm với Itraconazol.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, tránh ẩm ướt. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30oC và không để thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ.

Thông tin chi tiết về thuốc Spobet 100mg đã được chúng tôi cung cấp qua bài viết trên đây. Khi điều trị bằng thuốc Spobet, bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn để đạt hiệu quả cao nhất.

Tìm hiểu thêm về viên đặt trị viêm âm đạo do nấm: Thuốc Natizio là thuốc gì? Có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
4/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1Thông tin thuốc tham khảo tại DrugBank – Ngân hàng: https://drugbank.vn/thuoc/Spobet&VN-14580-12. Ngày truy cập: 18/03/2022
2Itraconazole in chronic cavitary pulmonary aspergillosis: a randomised controlled trial and systematic review of literature, theo PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23496375/. Ngày truy cập: 18/03/2022
3Efficacy and safety of itraconazole in the long-term treatment of onychomycosis, theo PubMed: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1324238/. Ngày truy cập: 18/03/2022
Cập nhật: 16:17 - 18/03/2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới