Thuốc Snapcef 10ml là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hình ảnh: Thuốc Snapcef

Thuốc Snapcef 10ml là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hình ảnh: Thuốc Snapcef

Thuốc Snapcef là sự lựa chọn hợp lý cho người dùng trong trường hợp phòng ngừa và điều trị thiếu kẽm. Để tìm hiểu thuốc Snapcef 10ml là thuốc gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu chính hãng tại Hà Nội, TP. HCM? mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của AMA Medical Việt Nam.

Thuốc Snapcef 10ml là thuốc gì?

Snapcef là thuốc cung cấp kẽm dưới dạng bào chế là siro với công dụng tăng sức đề kháng, phòng ngừa thiếu kẽm và hậu quả của thiếu hụt kẽm như: Tình trạng suy dinh dưỡng, thấp lùn, rối loạn tiêu hóa, vết thương lâu lành, cơ quan sinh dục tinh hoàn, buồng trứng hoạt động bất thường cùng nhiều bệnh lý như loét miệng, xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác.

Thông tin về thuốc Snapcef

Hộp và ống thuốc Snapcef 10ml
Hộp và ống thuốc Snapcef 10ml
  • Nhóm thuốc: Vitamin và khoáng chất. Snapcef là thuốc không kê đơn.
  • Dạng dùng: Siro
  • Quy cách: Hộp 20 ống x 10ml
  • Thuốc Snapcef 10ml SĐK: VD-21199-14
  • Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương. Địa chỉ: 102 Chi Lăng, P. Nguyễn Trãi, TP. Hải Dương.
  • Nhà phân phối: Công ty Cổ phần dược ATM. Địa chỉ: 89F Nguyễn Văn Trỗi, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Snapcef 10ml giá bao nhiêu?

Thuốc Snapcef 10ml giá bán là 185.000 VNĐ/ hộp 20 ống x 10ml. Mức giá có thể có sự biến động nhỏ tại một số cơ sở hoặc thời điểm khác nhau. 

Thuốc Snapcef 10ml mua ở đâu chính hãng?

Thuốc Snapcef 10ml được bán chính hãng tại Nhà thuốc Việt Pháp 1 – Nhà thuốc tốt, uy tín từ giá bán đến chất lượng của các sản phẩm thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Hà Nội.

Do đó, để mua được thuốc chính hãng, giá chuẩn, bạn có thể đặt mua trực tuyến thông qua số điện thoại: 0962.260.002 hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ kinh doanh của nhà thuốc Việt Pháp 1 trên địa bàn Hà Nội: Quầy 102 tầng 1 – 168 Ngọc Khánh, Phường Giảng Võ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Xem bản đồ). 

Thành phần

Thành phần thuốc Snapcef 10ml
Thành phần thuốc Snapcef 10ml

Mỗi 10ml thành phẩm bao gồm:

  • Kẽm gluconat: 112mg tương đương với 16mg Kẽm. 
  • Tá dược: Đường trắng, PEG 600, Carboxymethyl cellulose, Natri benzoat, Ethanol 96%, phẩm màu Ponceau, Hương dâu, nước cất vừa đủ 10ml.

Tác dụng của thuốc Snapcef 10ml

Kẽm [1] là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng đối với cơ thể, được bổ sung dưới nhiều dạng khác nhau. 

Kẽm được tìm thấy trong hầu hết các tế bào, một số hệ thống và phản ứng sinh học, giúp tăng cường hoạt động của rất nhiều enzyme xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. 

Kẽm có vai trò quan trọng đến sức khỏe của con người, cần thiết cho chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương. Cơ thể người chứa khoảng 2-3g kẽm, được phân bố trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. 

Thuốc Snapcef giúp bổ sung kẽm dưới dạng kẽm gluconat – Là một trong những dạng kẽm không kê đơn phổ biến nhất. 

Chỉ định

Hộp thuốc Snapcef
Hộp thuốc Snapcef

Kẽm gluconat Snapcef 10ml được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Tiêu chảy nặng: Thiếu kẽm có thể xảy ra ở những người bị tiêu chảy nặng. Vì vậy việc cung cấp kẽm kết hợp với các dung dịch bù nước và điện giải trong phác đồ điều trị tiêu chảy (Theo khuyến cáo của WHO) là cần thiết. 
  • Tình trạng giảm hấp thu kẽm gồm: Do ruột khó hấp thụ thức ăn, do bệnh lý xơ gan và nghiện rượu, sau một cuộc đại phẫu, trong thời gian dài phải dùng ống cho ăn tại bệnh viện. Những trường hợp kể trên cần bổ sung kẽm bằng đường uống hoặc truyền kẽm qua đường tĩnh mạch (IV) giúp cải thiện và hồi phục mức kẽm ở những người thiếu kẽm. Tuy nhiên, chỉ nên dùng đúng và đủ liều lượng. Việc bổ sung kẽm thường xuyên không được khuyến khích.
  • Bổ sung kẽm vào chế độ ăn hàng ngày, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh. 
  • Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm ở người ăn kiêng.
  • Khắc phục những triệu chứng do thiếu kẽm như: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hệ tiêu hóa kém ổn định, thường bị rối loạn tiêu hóa, chậm lớn, ngủ không ngon hay nhiễm trùng tái diễn ở da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, vết thương chậm lành.
  • Phụ nữ mang thai (thường bị nôn, ốm nghén, khó ăn, ăn không ngon miệng) và đang cho con bú có thể sử dụng kẽm để bồi bổ cơ thể. 
  • Kẽm còn giúp cải thiện chức năng miễn dịch, làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và kiểm soát tốt lượng đường cho cơ thể, mang lại sức khỏe cho tim mạch. 

Hướng dẫn cách sử dụng Kẽm gluconat Snapcef 10ml

Cách dùng và liều dùng của thuốc Snapcef (hộp 20 ống x 10ml) được hướng dẫn như sau:

Cách dùng

Ống siro Snapcef
Ống siro Snapcef

Dùng đường uống, uống trực tiếp vào thời điểm sau bữa ăn.

Liều dùng

Liều lượng được chia ra từng trường hợp dưới đây:

Bổ sung kẽm, phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu kẽm: 

  • Dùng liệu trình duy trì từ 2 – 3 tháng. 
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Dùng 2 – 3 ml siro/ngày. 
  • Trẻ em trên 6 tuổi và người lớn: Uống 5ml siro/ngày

Sử dụng trong phác đồ điều trị tiêu chảy khi phối hợp với những thuốc khác: Dùng liên tục trong 14 ngày: 

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Dùng 5ml siro/ngày 
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi và trẻ lớn: Dùng 10ml siro/ngày. 

Chống chỉ định

Snapcef chống chỉ định trên người dùng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc. 

Tác dụng phụ

Kẽm Gluconat Snapcef 10ml
Kẽm Gluconat Snapcef 10ml

Nếu tuân thủ đúng theo chỉ dẫn, việc bổ sung kẽm sẽ rất an toàn và hiệu quả trong việc tăng lượng kẽm và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, kẽm sẽ gây một vài tác dụng không mong muốn trên người dùng, bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy, đau dạ dày, cảm giác khó chịu tại dạ dày. 

Các tác dụng phụ nói trên thường hiếm gặp và chúng sẽ giảm dần sau vài ngày dùng thuốc. 

Để giảm thiểu các tác dụng không mong muốn, người dùng nên tuân thủ đúng liều lượng như được chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị hoặc khuyến cáo từ nhà sản xuất. Lưu ý tránh dùng quá liều so với quy định. 

Bên cạnh đó, nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi bổ sung kẽm thì phải đến bệnh viện hoặc tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ. 

Tương tác thuốc

Thuốc bổ sung kẽm gluconat Snapcef 10ml
Thuốc bổ sung kẽm gluconat Snapcef 10ml

Tương tác của Snapcef [2] khi dùng đồng thời với một số thuốc hoặc khoáng chất khác:

  • Kẽm có thể cản trở khả năng hấp thụ đồng của cơ thể, có khả năng dẫn đến sự thiếu hụt khoáng chất thiết yếu này theo thời gian. Ngoài ra, các sản phẩm hay thuốc bổ sung khoáng chất đồng, sắt cũng làm giảm sự hấp thu của kẽm. 
  • Một số loại kháng sinh có thể xảy ra tương tác với kẽm bao gồm ciprofloxacin (Cipro), enoxacin (Penetrex), norfloxacin (Chibroxin, Noroxin), sparfloxacin (Zagam), trovafloxacin (Trovan) và grepafloxacin (Raxar).
  • Ngoài ra, Kẽm có thể gắn vào các tetracyclin trong dạ dày, điều này dẫn đến giảm lượng tetracycline có thể được hấp thụ, làm giảm hiệu quả của tetracycline. Do vậy, để tránh sự tương tác này, hãy uống kẽm trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ khi dùng tetracyclin.
  • Một số tetracycline bao gồm demeclocycline (Declomycin), minocycline (Minocin) và tetracycline (Achromycin).
  • Cisplatin (Platinol-AQ) tương tác với kẽm: Cisplatin (Platinol-AQ) được sử dụng để điều trị ung thư. Dùng kẽm cùng với EDTA và cisplatin (Platinol-AQ) có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của cisplatin (Platinol-AQ).
  • Penicillamine tương tác với kẽm: Penicillamine được sử dụng cho bệnh Wilson và viêm khớp dạng thấp. Kẽm có thể làm giảm hấp thụ và hiệu quả của penicillamine.
  • Amiloride (Midamor) tương tác với kẽm: Amiloride (Midamor) là thuốc lợi tiểu giữ Kali. Một tác dụng khác của amiloride (Midamor) là nó có thể làm tăng lượng kẽm trong cơ thể nên khi dùng kẽm cùng với amiloride (Midamor) có thể khiến bạn có quá nhiều kẽm trong cơ thể.

Tương tác với thức ăn, đồ uống

Ở người nghiện rượu: Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài ảnh hưởng kém đến việc hấp thụ kẽm của cơ thể. 

Thận trọng khi dùng Kẽm gluconat Snapcef 10ml

Cần chú ý đề phòng và thận trọng khi sử dụng thuốc Snapcef vào các trường hợp dưới đây:

  • Trường hợp loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính: Thận trọng khi sử dụng siro kẽm. 
  • Người bị bệnh thận: Hàm lượng kẽm giảm trong chế độ ăn uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Ngoài ra, những người phải chạy thận nhân tạo có nguy cơ bị thiếu kẽm và có thể cần bổ sung kẽm.
  • Người lái xe và vận hành máy móc: Có thể sử dụng thuốc trên đối tượng này. 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Thuốc Snapcef có thể dùng trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng. Bởi kẽm có thể không an toàn với nhóm đối tượng này nếu dùng với liều lượng cao.

Quá liều, quên liều và cách xử trí

Sử dụng quá liều: Bổ sung kẽm liều cao trong thời gian dài có thể gây thiếu hụt đồng, thiếu máu, giảm bạch cầu. 

Nồng độ kẽm trong huyết thanh có thể giảm bằng cách sử dụng một loại thuốc phức chelating như sodium calcium edetate.

Kết hợp chế độ ăn uống để bổ sung kẽm hiệu quả

Một số thực phẩm giàu kẽm
Một số thực phẩm giàu kẽm

Vì cơ thể con người không dự trữ kẽm dư thừa, nên bổ sung kẽm thông qua ăn uống là chủ yếu và cần được diễn ra đều đặn. 

Do đó, cần bổ sung kẽm qua các thực phẩm giàu kẽm sau:

  • Thịt đỏ: Nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, hàm lượng dồi dào được thấy trong thịt bò, thịt cừu và thịt lợn.
  • Động vật có vỏ: Nguồn cung cấp kẽm ít calo và lành mạnh bao gồm: Hàu, cua, trai, tôm.
  • Các loại đậu: Các loại đậu chứa một lượng kẽm cao. Tuy nhiên, chúng còn chứa phytate – một chất làm giảm khả năng hấp thụ của kẽm. Các phương pháp chế biến như đun nóng, làm nảy mầm, ngâm hoặc lên men các hạt đỗ có thể giúp cải thiện việc hấp thu kẽm. 
  • Sữa: Các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Ngoài ra, chúng cũng chứa những dưỡng chất thiết yếu, bổ dưỡng như: Protein, canxi và vitamin D. Tất cả đều là những chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của xương.
  • Trứng chứa một lượng kẽm vừa đủ và có thể cung cấp một lượng phù hợp cho bạn mỗi ngày. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt như: Yến mạch, lúa mì, gạo có thể đem đến một hàm lượng kẽm nhất định trong chế độ ăn uống của bạn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất về thuốc Snapcef. Hy vọng giúp bạn giải đáp những câu hỏi về sản phẩm này. Nếu bạn đang điều trị thiếu kẽm hoặc phòng ngừa tình trạng này thì bạn nên xem xét đến Snapcef.

4.5/5 - (2 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo
1Lợi ích của Kẽm, theo Healthline: https://www.healthline.com/nutrition/zinc-supplements. Ngày truy cập: 08/09/2021
2Tương tác của Kẽm với 1 số thuốc, tham khảo tại WebMD: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-982/zinc. Ngày truy cập: 08/09/2021
Cập nhật: 21:07 - 25/09/2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin mới